Thuốc Davibest 50mg Davipharm

Thuốc Davibest 50mg Davipharm

Thuốc kê đơn - cần tư vấn

Thuốc Davibest 50mg được sản xuất tại Việt Nam là sản phẩm mà Thuốc Trường Long muốn nhắc tới trong bài viết ngày hôm nay. Thuốc có chứa hoạt chất Trazodone , mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bệnh. Đây là thuốc kê đơn đã được Davipharm đăng ký lưu hành (có mã đăng ký là QLÐB-628-17) nên bạn có thể an tâm về nguồn gốc, xuất xứ cũng như về chất lượng của thuốc. Hiện nay, thuốc có dạng bào chế là Viên nén bao phim và được đóng thành Hộp 3 Vỉ x 10 Viên

Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Trường

Ngày cập nhật: 2025-02-06 10:02:42

Mô tả sản phẩm


Thuốc Davibest 50mg

Thuốc Davibest 50mg là thuốc gì?

Davibest 50mg là thuốc chống trầm cảm, chứa hoạt chất Trazodone 50mg, được chỉ định để giảm triệu chứng của các dạng trầm cảm, bao gồm cả trường hợp kèm theo lo âu.

Thành phần

Thông tin thành phần Hàm lượng
Trazodone 50mg

Chỉ định

Thuốc Davibest được chỉ định trong các trường hợp điều trị làm giảm triệu chứng của tất cả các dạng trầm cảm, bao gồm tình trạng lo âu đi kèm.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với trazodon hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Nhiễm độc rượu hoặc nhiễm độc thuốc ngủ.
  • Nhồi máu cơ tim cấp.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Davibest 50mg bao gồm (chưa rõ tần suất):

  • Máu và hệ bạch huyết: Rối loạn tạo máu (bao gồm mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu và thiếu máu).
  • Miễn dịch: Phản ứng dị ứng.
  • Nội tiết: Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ natri huyết, sụt cân, biếng ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
  • Tâm thần: Ý định tự tử hoặc hành vi tự tử, trạng thái lú lẫn, mất ngủ, mất phương hướng, hưng cảm, lo âu, hồi hộp, kích động (trầm trọng hơn là mê sảng), ảo tưởng, hành vi kích động, ảo giác, ác mộng, giảm ham muốn tình dục, hội chứng cai thuốc.
  • Thần kinh: Hội chứng serotonin, co giật, hội chứng an thần kinh ác tính, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, buồn ngủ, không thể nghi ngơi, giảm phản xạ, run, nhìn mờ, rối loạn trí nhớ, rung giật cơ, mất khả năng ngôn ngữ, dị cảm, loạn trương lực cơ, thay đổi vị giác.
  • Tim: Loạn nhịp tim (bao gồm xoắn đỉnh, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, ngoại tâm thu thất cặp, nhịp nhanh thất), chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, bất thường điện tâm đồ (kéo dài khoảng QT).
  • Mạch máu: Hạ huyết áp thế đứng, tăng huyết áp, ngất.
  • Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Nghẹt mũi, khó thở.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, viêm dạ dày, tăng tiết nước bọt, liệt ruột.
  • Gan - mật: Bất thường chức năng gan (bao gồm vàng da và tổn thương tế bào gan), ứ mật trong gan.
  • Da và các mô dưới da: Phát ban da, ngứa, tăng tiết mô hôi.
  • Cơ xương và mô liên kết: Đau ở chi, đau lưng, đau cơ, đau khớp.
  • Thận và tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện.
  • Hệ sinh dục và tuyển vú: Chứng cương dương vật.
  • Toàn thân và đường sử dụng: Yếu, phù, triệu chứng giống cúm, kiệt sức, đau ngực, sốt.
  • Xét nghiệm: Tăng enzym gan.

Hướng dẫn cách xử trí ADR: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tương tác thuốc

Có thể tăng tác dụng an thần của các thuốc thần kinh, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống lo âu; nên giảm liều trong những trường hợp trên. Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nên tránh dùng chung do nguy cơ tương tác gây nên hội chứng serotonin và tác dụng không mong muốn trên tim mạch. Các thuốc ức chế monoamin oxidase: Không dùng chung các thuốc IMAO với trazodon và không dùng một thuốc trong vòng hai tuần sau khi ngừng thuốc còn lại. Phenothiazin, chlorpromazin, fluphenazin, levomepromazin, perphenazin: Có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng nghiêm trọng khi dùng chung với trazodon. Sử dụng đồng thời của trazodon với các thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất, bao gồm cả xoắn đỉnh.

Dược lực học

Trazodon là một chất chống trầm cảm mạnh, cũng có hoạt tính giảm lo âu. Mặc dù chưa rõ cơ chế tác dụng của trazodon hydroclorid, tác dụng chống trầm cảm của thuốc có thể liên quan đến sự kích thích noradrenergic không bởi cơ chế ngăn chặn hấp thu. Tác dụng giảm lo âu của thuốc có thể do ức chế serotonin trung ương.

Dược động học

Hấp thu: Trazodon được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn từ đường tiêu hóa. Phân bố: Trazodon qua hàng rào máu não ở động vật và nồng độ của thuốc trong não cao hơn trong huyết tương trong vòng 8 giờ đầu sau khi uống. Trazodon gắn kết với protein huyết tương 85 - 95%. Chuyển hóa: Trazodon được chuyển hóa nhiều ở gan. Thải trừ: Trazodon thải trừ qua nước tiểu hầu như toàn bộ dưới dạng chất chuyển hóa, tự do hoặc liên hợp. Sự thải trừ trazodon bao gồm 2 giai đoạn với thời gian bán thải cuối từ 5 đến 9 giờ, trazodon tiết qua sữa mẹ.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Thuốc Davibest được dùng qua đường uống. Nên dùng thuốc ngay sau bữa ăn.

Liều dùng

Nên dùng liều thấp và tăng dần từ từ, ghi nhận đáp ứng lâm sàng và bất kỳ dấu hiệu không dung nạp thuốc nào. Nếu xảy ra tình trạng buồn ngủ hãy dùng một phần lớn liều trong ngày trước khi đi ngủ hoặc giảm liều.

Người lớn

Liều khởi đầu 150 mg/ngày chia 2 – 3 lần uống. Có thể tăng thêm 50 mg/ngày sau 3 – 4 ngày. Liều tối đa cho bệnh nhân ngoại trú không quá 400 mg/ngày, chia nhiều lần uống. Bệnh nhân nội trú (bệnh nhân trầm cảm nặng) có thể dùng liều cao hơn nhưng không quá 600 mg/ngày chia nhiều lần uống.

Liều duy trì

Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Khi đạt được đáp ứng đầy đủ, có thể giảm liều từ từ, sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng điều trị.

Điều trị lo âu cho người lớn

Liều khởi đầu 75 mg/ngày có thể tăng lên đến 300 mg/ngày nếu cần. Chia nhiều lần một ngày hoặc uống 1 lần trước khi đi ngủ.

Người cao tuổi hay suy nhược

Liều khởi đầu 100 mg/ngày. Có thể tăng liều tùy theo hiệu quả và sự dung nạp thuốc. Không nên dùng quá 300 mg/ngày.

Trẻ em

Chưa có đủ thông tin về an toàn khi dùng trazodon cho trẻ em.

Bệnh nhân suy gan, suy thận

Thận trọng trên bệnh nhân suy gan, đặc biệt là suy gan nặng. Theo dõi chức năng gan thường xuyên. Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Lưu ý thận trọng khi dùng

Trazodon nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân bí tiểu liên quan đến rối loạn chuyển hóa porphyrin. Thận trọng về liều lượng và theo dõi thường xuyên khi dùng thuốc ở những bệnh nhân sau: Bệnh động kinh, tránh đột ngột tăng hoặc giảm liều; Bệnh nhân suy gan, thận. Đặc biệt thận trọng khi suy gan, thận nặng; Bệnh nhân có bệnh tim, ví dụ như: Cơn đau thắt ngực, rối loạn dẫn truyền hoặc block nhĩ thất các mức độ khác nhau và người nhồi máu cơ tim gần đây; Cường giáp; Rối loạn tiểu tiện, ví dụ như: Phì đại tuyến tiền liệt; Bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp cấp tính, tăng áp lực trong mắt; Khi bệnh vàng da xảy ra, điều trị bằng trazodon phải ngừng lại; Dùng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các bệnh rối loạn tâm thần khác có thể làm xấu đi các triệu chứng bệnh tâm thần. Suy nghĩ hoang tưởng có thể bị tăng lên. Trong quá trình điều trị rối loạn tâm thần hưng - trầm cảm với trazodon, giai đoạn trầm cảm có thể thay đổi sang giai đoạn hưng cảm. Khi đó, trazodon phải được ngừng sử dụng; Do mất bạch cầu hạt biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng giống như cúm, đau họng và sốt, nên khi bị các triệu chứng trên nên tiến hành kiểm tra huyết học; Hạ huyết áp, bao gồm hạ huyết áp tư thế đứng và ngất, đã được báo cáo xảy ra ở bệnh nhân được cho dùng trazodon. Dùng đồng thời thuốc điều trị hạ huyết áp với trazodon có thể phải giảm liều thuốc hạ huyết áp; Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế và các tác dụng kháng cholinergic khác; Khi điều trị với trazodon, đặc biệt là cho một thời gian dài, khuyến cáo nên gia tăng thời gian từ khi giảm liều đến khi ngừng thuốc để giảm triệu chứng cai thuốc, đặc trưng bởi buồn nôn, nhức đầu và khó chịu; Như với các thuốc chống trầm cảm khác, trường hợp kéo dài khoảng QT hiếm khi báo cáo khi dùng trazodon. Cần thận trọng khi kê toa trazodon với các sản phẩm thuốc kéo dài khoảng QT. Trazodon nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch bao gồm cả những bệnh liên quan đến kéo dài khoảng QT.

Xử lý quá liều

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trazodon. Có thể dùng than hoạt và rửa dạ dày sau khi uống 1 giờ. Theo dõi huyết áp, mạch, GCS và điều trị hỗ trợ triệu chứng như co giật, hạ huyết áp…

Quên liều

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Thông tin thêm về Trazodone

Trazodone là một loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin. Nó hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, đặc biệt là serotonin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng của trầm cảm và lo âu.

Thuộc tính sản phẩm


Thương hiệu Davipharm
Số đăng ký: Chưa cập nhật
Hoạt chất Trazodone
Quy cách đóng gói Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Dạng bào chế Viên nén bao phim
Xuất xứ Việt Nam
Thuốc kê đơn

Chủ để:
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin sản phẩm phù hợp nhất, dễ tiếp cận. Tuy nhiên, vì thuốc/dược phẩm ở mỗi người mang lại hiệu quả khác nhau, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin đã bao gồm đầy đủ. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.